Thuốc elevit Úc

Sản phẩm hàng đầu của phụ nữ tại Úc

Thuốc bổ elevit

Cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu để tăng cường sức khỏe và tạo môi trường tốt nhất cho trứng và tinh trùng thụ tinh, tăng khả năng sinh con và nuôi dưỡng tế bào tốt hơn.

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

Những Điều Cần Biết về thai nhi tuần 3


Những Điều Cần Biết về thai nhi tuần 3


>> Bạn quan tâm:Những Điều Cần Biết về thai nhi tuần 2
Trứng sẽ "kết duyên" cùng một "chàng" tinh trùng nhanh nhẹn, khoẻ mạnh nhất. Sau khi kết hợp với một tinh trùng, trứng tiết ra một vỏ bọc chắc chắn, không kẻ thứ hai nào xâm nhập được nữa. Vật chất di truyền trong trứng và tinh trùng được kết hợp với nhau trong quá trình thụ tinh. Trứng đã thụ tinh bắt đầu phân chia thành 32 tế bào trong 3 ngày và sau 3 tuần trứng đã phân chia thành 250 tế bào. Một sinh linh mới đang được hình thành, lúc này trông giống như một hạt đậu nhỏ cỡ 2mm.

Sự gắn kết của trứng thụ tinh và tử cung có thể gây ra cảm giác đặc biệt ở phụ nữ, bởi vì đó là một khoảnh khắc đặc biệt: sự thụ thai đã xảy ra. Trong 10 ngày, phôi thai sẽ bám rễ và cắm chặt vào lớp lót bên trong lòng tử cung, kinh nguyệt bắt đầu ngừng.

Cùng lúc đó, bánh nhau nối liền với cơ thể người mẹ cũng được hình thành để nuôi dưỡng và bảo vệ cho sự phát triển của thai nhi. Bắt đầu từ tuần thứ 3, bạn có thể siêu âm để xác nhận thai. Nhưng bạn có thể nhận biết được bằng một dấu hiệu chắc chắn đó là bạn đã bị mất kinh.

Sự thay đổi bên trong cơ thể người mẹ và thai nhi tuần 3

Những thay đổi bao gồm:

•       Quá trình rụng trứng, trứng thoát khỏi nang trứng;

•       Trứng đã thụ tinh bám vào lớp niêm mạc tử cung.

Sự rụng trứng xảy ra trong tuần thứ ba của thai kỳ, nơi mà trứng trưởng thành đã sẵn sàng để thụ tinh, tách khỏi buồng trứng và rơi vào vòi trứng. Trong vòng 24 giờ, trứng sẵn sàng thụ tinh với tinh trùng khoẻ mạnh và nhanh nhẹn nhất. Nếu sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng không diễn ra, niêm mạc tử cung dày lên nhưng không cần thiết nữa nên sẽ bị đẩy ra ngoài trong kỳ kinh kế tiếp.

Sự rụng trứng kéo dài chỉ một vài phút. Sự chín của nang trứng mất khoảng 16-32 giờ. Sự giải phóng trứng từ nang trứng được điều hòa bởi hormone LH. Hormon này được sản xuất với số lượng lớn ngay trước khi rụng trứng. Có thể kiểm tra sự gia tăng LH trong máu và nước tiểu. Những xét nghiệm này có thể giúp bạn kiểm tra thời điểm rụng trứng và lên kế hoạch mang thai.

Thời kỳ rụng trứng là khác nhau đối với mỗi người. Một số phụ nữ có tính nhạy cảm cao có thể biết chính xác thời điểm rụng trứng của họ.

Dấu hiệu rụng trứng tuần 3


Những dấu hiệu chính:
  • Đau âm ỉ bụng dưới;
  • Đau âm ỉ và chuột rút ở một bên cơ thể (nơi buồng trứng rụng);
  • Dịch âm đạo nhiều hơn và có màu trắng đục như lòng trắng trứng gà;
  • Tăng ham muốn tình dục và nhạy cảm hơn.

Sau khi trứng bứt mình ra khỏi buồng trứng, sẽ di chuyển xuống ống dẫn trứng và nằm đợi các chàng tinh trùng khoảng 12 – 48 tiếng. Tuy nhiên tinh trùng thì có thể sống trong cơ thể mẹ tới 7 ngày. Đó là lý do tại sao việc xác định thời kỳ thụ thai cho những cặp vợ chồng muốn có con là rất quan trọng.

Phải mất từ 2-6 giờ thì trứng mới gặp được tinh trùng. Hàng triệu chàng tinh trùng (có hình dạng giống nòng nọc) đang vội vã đi gặp nàng trứng, mặc dù hầu hết chúng sẽ không thể tồn tại lâu trong hành trình nguy hiểm và gian nan này. Khoảng 200 chú tinh trùng mạnh mẽ nhất sẽ đến được ống dẫn trứng và bắt đầu xâm nhập vào trứng. Chỉ có duy nhất một chú là thành công.

Hình ảnh thai nhi tuần 3




Sau khi thâm nhập vào buồng trứng, đuôi của tinh trùng không còn cần thiết nữa. Đầu chứa nhân theo trung tử tiến đến gần nhân của trứng. Khi tinh trùng thụ tinh trứng, 23 nhiễm sắc thể của tinh trùng kết hợp với 23 nhiễm sắc thể của trứng, tạo thành hợp tử có 46 nhiễm sắc thể và phát triển thành một cá thể hoàn chỉnh. Một cơ thể sống ở giai đoạn sơ khai của nó, được hình thành từ tế bào của người cha lẫn mẹ, giờ đây có bộ mã di truyền độc nhất xác định tất cả các đặc tính của đứa bé: từ màu mắt đến hình dạng đôi tai.

Trong những giờ đầu tiên sau khi thụ tinh, hợp tử bắt đầu phân chia tế bào trong khi di chuyển xuống ống dẫn trứng. Đến ngày 21 sau khi thụ tinh, phôi thai lúc này có hình dáng của một trái dâu, sẽ đến tử cung. Sinh linh nhỏ bé này (chỉ có kích thước 0,2 mm) đã sẵn sàng để làm tổ.

Cảm giác ở tuần 3 của thai kỳ


Một số người cho rằng họ cảm giác được rằng mình đang mang thai. Các bác sĩ sẽ không loại trừ những dấu hiệu trực giác này. Tuy nhiên không nên tin vào cảm giác ở giai đoạn sớm như lúc này. Bởi vì những dấu hiệu cũng như sự thay đổi diễn ra trong tuần thứ 3 này rất giống với những đặc điểm khi kết thúc kỳ kinh nguyệt. Một số cảm giác phố biến như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, ngực thay đổi, đổi khẩu vị. Tuy nhiên, đa số không cảm thấy gì cả.

Vị trí cổ tử cung ở tuần 3 của thai kỳ


Sau khi thụ thai, cổ tử cung sẽ hơi sa xuống. Vị trí này sẽ giúp giảm nguy cơ sảy thai tự phát.

Theo bề cao cổ tử cung, bác sĩ sẽ chẩn đoán liệu thời kỳ mang thai có bình thường hay không. Ở tình trạng thoải mái, nó sẽ rất thuận lợi cho việc sinh đẻ. Còn sự căng cơ có thể dẫn đến việc thai bị loại bỏ. Nếu bạn có tử cung ở vị trí cao, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhập bệnh viện.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tử cung cao là một đặc trưng của cơ thể. Xác định liệu nguy cơ chấm dứt thai kỳ sớm bằng cách siêu âm.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cổ tử cung rất dễ di chuyển. Trong suốt thời gian mang thai, cổ tử cung khép chặt và được khoá kín bởi nút nhầy, giữ cho buồng tử cung kín và vô trùng, bảo đảm cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Siêu Âm tuần thứ 3




Thể vàng tạo điều kiện cho việc tổng hợp hormone và phân chia tế bào. Tử cung được bảo vệ khỏi mọi tác nhân tiêu cực từ bên ngoài một cách tự nhiên, chẳng hạn như chế độ ăn uống không lành mạnh, rượu, thuốc. Nhưng một khi hợp tử bắt đầu làm tổ trong tử cung, điều này sẽ thay đổi. Bây giờ, mẹ bầu sẽ phải suy nghĩ cẩn thận về chế độ ăn uống, cân bằng tâm trạng và thay đổi những thói quen xấu.

Quá trình làm tổ mất khoảng 40 giờ và có thể gây đau bụng kèm chảy máu nhẹ. Các tế bào tiếp tục phân tách và phát triển rất nhanh trong lớp niêm mạc của tử cung. Kết quả là, một mạng lưới các mạch máu được hình thành trên bề mặt không đều, để mang tất cả các chất dinh dưỡng từ mẹ sang em bé. Đây là bước khởi đầu cho sự phát triển nhau thai. Phôi thai sẽ hình thành em bé, các tế bào mới phát triển sẽ hình thành nhau thai và dây rốn để bảo vệ và nuôi dưỡng em bé.

Nhau thai là một cơ quan quan trọng, vì tất cả những hormone trong thai kỳ đều do nhau thai sản xuất. Nó còn giúp duy trì sự sống của em bé ở trong bụng mẹ vì nó cung cấp oxy cho bé và đào thải carbon dioxide.

Nhau thai đóng vai trò như một cơ quan tiêu hoá và thận của bé con. Không những thế, nhau thai còn có thể lọc nhiều chất độc hại mà mẹ hấp thu vào cơ thể như thuốc men, vi khuẩn. 

Các tín hiệu cơ thể bắt đầu "thông báo" cho mẹ biết về sự tồn tại của em bé trong bụng kể từ khi trứng bắt đầu làm tổ trong tử cung. Cơ thể lúc này sẻ sản sinh ra cái gọi là hormon thai kỳ - HCG.

Việc thử thai cho kết quả dựa trên việc xác định nồng độ hCG trong cơ thể. Trong thời kỳ đầu mang thai nồng độ hCG thường tăng gấp đôi mỗi ngày. Thử thai trong khoảng một tuần sau khi trứng làm tổ trong tử cung sẽ tạo ra hai vạch dương tính trên que thử thai. HCG có tác dụng kích thích tiết progesterone.

Phát triển thai nhi tuần thứ 3

Progesterone là một hormone quan trọng cho thai kỳ và sự sống của thai nhi. Được sản xuất với số lượng lớn, hormone này giúp giãn các cơ và dây chằng tử cung để tạo không gian cho trứng được cấy vào thành tử cung và chuẩn bị cho việc chuyển dạ sau này. Nếu mẹ bầu có lượng progesterone thấp, bác sĩ sẽ đề nghị dùng thuốc để điều trị. Nhiều chuyên gia cho rằng chính hormone này đã gây ra chứng ốm nghén và mệt mỏi trong những tuần đầu của thai kỳ. Ngoài ra progesterone cũng khiến cho ngực của mẹ bầu lớn hơn trong thời kỳ mang thai.

Đến cuối tuần thứ ba người phụ nữ có tất cả các dấu hiệu rõ ràng của thai kỳ:

•       Đi tiểu nhiều lần;

•       Mệt mỏi và buồn ngủ;

•       Khứu giác trở nên nhạy cảm hơn. Giờ đây nước hoa ưa thích của bạn có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn;

•       Thói quen ăn uống thay đổi nhanh chóng. Rất nhiều phụ nữ cảm thấy ác cảm với một số thực phẩm trong giai đoạn này.

Mẹ bầu bắt đầu có triệu chứng ốm nghén, chóng mặt và buồn nôn vào mỗi buổi sáng. Lúc này việc thay đổi chế độ ăn uống là rất cần thiết. Lý tưởng nhất là một bữa sáng bổ dưỡng trên giường. Mẹ bầu nên bổ sung đủ axit folic để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho bào thai. Cần tránh hoạt động mạnh trong thời gian này, vì rất nguy hiểm. Việc thử thai sẽ có kết quả chính xác hơn từ tuần thứ 4.

Một số rủi ro thai nhi tuần 3

  • Rủi ro xung quanh việc làm tổ của trứng.
  • Một số viêm nhiễm mãn tính gây khó khăn cho việc thụ thai. Tình trạng viêm nội mạc tử cung, có thể ngăn việc trứng cấy ghép thành công hoặc phôi thai bị loại bỏ. Quá trình viêm trong khung chậu có thể gây ra sự kết dính, không để lại trứng cho trứng thụ tinh. Dẫn đến thai ngoài tử cung.
  • Trong thời kỳ mang thai ngoài tử cung, người phụ nữ thường bị đau ở bụng dưới và thấy vệt máu.
  • Thai ngoài tử cung có thể được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm HCG hoặc siêu âm. Với những tiến bộ trong y khoa, việc cắt bỏ ống dẫn trứng đã trở nên không cần thiết, vì nội soi ổ bụng đã được sử dụng khắc phục vấn đề này.


Sảy thai ở tuần thứ 3 của thai kỳ


Việc sảy thai ở tuần này là rất phổ biến, cứ mỗi 8 thai phụ lại có 1 người sảy thai.

Dấu hiệu và triệu chứng sảy thai sớm

Đau hiệu xảy thai tuần 3

  • Xuất huyết âm đạo, nhất là khi là máu có màu nâu;
  • Đau vùng xương chậu.

Trong trường hợp xuất huyết trầm trọng, thai nhi tuần 3 không thể cứu sống được, nhưng nếu chỉ là những đốm máu, vẫn có cơ hội nếu được trợ giúp y tế ngay lập tức. Đôi khi có thể không có triệu chứng gì đối với những người không biết mình mang thai. Việc xuât huyết có thể nhầm với kinh nguyệt. Trong trường hợp này, một phần hoặc toàn bộ nhau thai trong tử cung được đẩy ra qua đường âm đạo.

Hầu hết các bác sĩ không coi việc trương lực tử cung là một triệu chứng nguy hiểm, trừ khi nó xảy ra  thường xuyên và đau đớn. Thông thường, bác sĩ sẽ kê thuốc chống co thắt.

Nguyên nhân xảy thai của thai kỳ tuần 3


Phôi thai được thụ tinh mang nhiễm sắc thể bất thường, không phát triển được, dẫn tới sảy thai sớm. 

Buồng trứng không sản sinh đủ progesterone có thể gây sảy thai. Ngày nay, thai phụ thường nhận sự chăm sóc y tế để tăng cơ hội có con.

Rủi ro

• Nếu trứng cấy ghép kém nó có thể bị tách ra;

• Cúm và nhiễm trùng.

Điều cần biết thai nhi tuần 3


Sau khi thụ thai, trứng đi đến tử cung và làm tổ ở đó, thường là bên trong thành tử cung, nội mạc tử cung.

Khuyến cáo thai nhi tuần 3


Sau tuần thứ ba, thai phụ có thể bị tăng tiết dịch âm đạo và đau vùng bụng dưới. Không nên hoạt động mạnh vào giai đoạn này, tránh dẫn đến các biến chứng không mong muốn.

Nếu cơn đau kéo dài và lượng dịch âm đạo tiết quá nhiều, cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay. Các khuyến nghị cho tuần thứ nhất và thứ hai vẫn được áp dụng trong giai đoạn này.

Video Guide: 3 weeks pregnancy.



Share:

Những điêu cần biết thai nhi tuần thứ 2

Những điều cần biết tuần thứ 2


Lúc này trứng đã đạt đến độ trưởng thành và được chứa trong 1 túi bóng. Bong bóng này to dần theo thời gian, nhô ra phía ngoài của thành ngoài buồng trứng để chuẩn bị cho hiện tượng rụng trứng. Sau khi đi qua ống dẫn trứng, tinh trùng tiếp xúc với trứng. Xác suất thụ thai tăng cao trong thời gian này, thông thường hiện tượng rụng trứng xảy ra khoảng 14 ngày trước khi hành kinh.

Để tăng khả năng thụ thai, cả hai vợ chồng đều phải chuẩn bị chu đáo cho chuyện chăn gối. Về phía người nam, cần tránh quan hệ cũng như thủ dâm trong vòng 3-4 ngày trước khi có ý định thụ thai. Điều này sẽ giúp gia tăng số lượng tinh trùng có trong tinh dịch. Đối với phụ nữ, quan trọng nhất là không được sử dụng các loại thuốc điều trị.

Môi trường âm đạo vốn dĩ đã đủ mạnh để giết chết tinh trùng. Thuốc kháng sinh và thuốc nội tiết sẽ chỉ làm tăng tác động tiêu cực lên tinh trùng và có thể gây ra những hậu quả tiêu cực, làm gián đoạn quá trình thụ thai.

Trong quá trình thụ thai, hai vợ chồng có thể tùy ý lựa chọn tư thế quan hệ sao cho đem lại nhiều khoái cảm nhất cho cả hai. Nhưng chú ý là sau khi tinh trùng đã được phóng vào âm đạo, người nữ nên nằm ngửa ra trong khi nâng cao đùi và áp vào tường. Hành động này sẽ tạo ra nhiều thời gian để cho tinh trùng có thể bơi vào trong cổ tử cung 

Chuyện gì đang xảy ra với bào thai

Nói về thai nhi vào tuần thứ 2 của thai kỳ là quá sớm. Nó là trứng đã được thụ tinh thì đúng hơn. Chỉ khi mà trứng đến được tử cung, nó bắt đầu quá trình phát triển và trở thành một phôi thai. Nói cách khác, khi đó bạn mới bắt đầu thực sự mang thai.
Thai kỳ tuần 2 rất là nguy hiểm, bởi vì nguy cơ hư thai là rất cao. Trứng đã thụ tinh có thể bị tống ra ngoài cùng với các chất khác, và cái gọi là sự sảy thai xảy ra.

Do thai nhi vẫn chưa hình thành, việc xét nghiệm vào lúc này là vô nghĩa, phí thời gian và tiền bạc mà lại chẳng đem đến kết quả gì. Chỉ tổ khiến bạn mệt mỏi và lo lắng hơn mà thôi.

Xét nghiệm hCG sẽ chẳng giúp ích gì, nhưng xét nghiệm mức progesterone có thể có hiệu quả vào hai tuần đầu tiên. Hormone này chịu trách nhiệm chuẩn bị tử cung để phát triển thai nhi và hình thành nhau thai.

Việc siêu âm cũng sẽ không đem lại kết quả như mong muốn. Điều duy nhất có thể phát hiện được là sự phát triển nang trứng. Thông thường, những xét nghiệm này chỉ chỉ thực hiện khi việc mang thai đã được lên kế hoạch hoặc có tiền sử sảy thai.

Hai tuần mang thai đầu tiên

Thai sản tốt khi mà bé con của bạn được sinh ra khỏe mạnh, đúng người, và đúng thời điểm. Tuy nhiên không phải ai cũng trải nghiệm được cảm giác tuyệt vời này trong cuộc sống cũng như khi trở thành mẹ.

Nó liên quan đến một số khó khăn như sau:
Hệ sinh thái nghèo nàn;
Tình trạng căng thẳng;
Vô sinh do di truyền;
Lối sống thiếu lành mạnh (hút thuốc, uống rượu v.v..).

Mặc cho những yếu tố tiêu cực trên, việc thụ thai vẫn có thể diễn ra nhưng không thể dự đoán được hậu quả. Bé con có thể được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh nhưng cũng có thể bị dị tật bẩm sinh hay khuyết tật.

Một mẹ bầu bình thường vẫn có thể gặp vấn đề khi mang thai. Phòng ngừa các vấn đề đó thuộc thẩm quyền của các bác sỹ chuyên khoa. Nhận được sự hỗ trợ y tế kịp thời có thể cứu được bé con cũng như đảm bảo bé được phát triển bình thường.

Hình ảnh thai nhi ở tuần thứ 2



Sau khi trứng bứt mình ra khỏi buồng trứng, nó sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn. Nếu như không gặp được chàng tinh binh nào, trứng sẽ chết và bị tống ra ngoài. Tuổi thọ của tinh trùng dài hơn và có thể tồn tại đến tận 4 ngày, vì thế, chú có thể gặp một nàng trứng khác. Hai tuần đầu tiên của thai kỳ là giai đoạn nguy hiểm nhất trong thời kỳ mang thai của người phụ nữ. Đó là lý do tại sao bạn nên hết sức cẩn thận, không được làm việc quá sức về thể chất lẫn tinh thần.

Thử thai tuần thứ 2


Nên đợi 2 tuần sau khi quan hệ để thử thai, khi đó kết quả đem lại sẽ gần chính xác nhất, nếu như bạn không muốn sử dụng các phương pháp hiện đại khác để phát hiện thai sớm.

Nên nhớ rằng sự rụng trứng chỉ là một điều kiện để trứng được thụ tinh chứ không phải là thụ thai. Thời kỳ rụng trứng là khoảng thời gian giúp cho việc thụ thai. Chỉ có 4-6 ngày như thế trong một tháng. Vì vậy, cơ hội mang thai không lớn. 

Xuất huyết tuần thứ 2

Có 3 nguyên nhân chính:
Do thai làm tổ (Cấy phôi thai)
Thai làm tổ là giai đoạn trứng di chuyển vào trong tử cung và tìm một vị trí phù hợp để bám vào thành tử cung, để phát triển trong thời kỳ mang thai tiếp theo.

Chỉ những trứng đã được thụ tinh mới xâm nhập được vào thành tử cung. Quá trình này có thể kèm theo một số thương tổn mô dẫn đến chảy máu nhẹ. Nói chung, cũng khó mà gọi đây là xuất huyết vì nó chỉ là những “đốm nhỏ” xuất hiện định kỳ. Đôi khi nó có thể kéo dài vài ba ngày nhưng chỉ gói gọn trong giai đoạn này.

Sự thiếu hụt Hormone

Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể bạn sẽ tiết ra các hormone ngăn chặn sự xuất hiện của các kỳ hành kinh. Tuy nhiên, một số mẹ bầu bị chảy máu ở những thời điểm trùng với thời điểm “đèn đỏ” theo chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nhưng với lượng máu ít hơn nhiều. Điều này là do số lượng hormone đó không đủ lớn để ngăn chặn hoàn toàn chu kỳ kinh nguyệt nên bạn vẫn bị chảy máu. Hiện tượng này có thể kéo dài trong khoảng 3 tháng, sau đó nhau thai sẽ bắt đầu tiếp nhận việc sản xuất hormone từ buồng trứng.

Phôi thai bị loại bỏ

Việc phôi bị loại bỏ có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau. Trong trường hợp đó, bạn chỉ đơn giản là bắt đầu kinh nguyệt sớm.

Rủi ro về kinh nguyệt trong Tuần thứ hai của Thai kỳ

Nếu như xuất huyết có liên quan đến việc cấy phôi thai hoặc thiếu hụt hormone thì không có gì phải lo lắng, theo thời gian tất cả nhưng quá trình này sẽ ổn định lại. Tuy nhiên, việc xuất huyết nghiêm trọng báo hiệu đẻ non và những mối đe dọa khác cần phải nhập viện ngay.

Nhiễm độc thai nghén ở tuần thứ hai

60% phụ nữ mang thai phải đối mặt với vấn đề ốm nghén. Nguyên nhân chính gây ra ốm nghén vẫn chưa được khoa học tìm ra nhưng một số nguyên nhân dự đoán có thể gây ra triệu chứng ốm nghén là do sự thay đổi nội tiết của phụ nữ mang thai, cơ thể nhạy cảm với sự thay đổi và phản ứng trước những biến đổi này. Thông thường, nhiễm độc thai nghén thường bắt đầu vào tuần thứ 2 của thai kỳ và kết thúc đột ngột vào tuần thứ 12 của thai kỳ.

Không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc mang thai và nhiễm độc, nhưng người ta nhận thấy nó xuất hiện trong thời kỳ mang thai đầu ở các thai phụ mắc bệnh mạn tính về đường tiêu hóa, thai phụ hút thuốc, thai phụ sống ở các thành phố lớn. Trong trường nguy cấp khi mà thai phụ nôn mửa liên tục không ngừng, thì có thể cần phải nằm viện.

Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định các liệu pháp hỗ trợ dưới hình thức truyền tĩnh mạch, chế phẩm vi lượng đồng căn hoặc vitamin.

Để vượt qua giai đoạn này, bạn cân tuân thủ một số quy tắc sau:
Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Ăn các loại thực phẩm nhẹ nhàng, không dầu mỡ, nhưng chứa nhiều năng lượng (thịt luộc, các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm từ ngũ cốc, rau, hoa quả).
Không ăn sau 8 - 9 giờ tối.
Không ăn hoặc uống đồ ăn thức uống khi đang còn nóng.
Sau khi ăn sáng, nên ở lại giường ít nhất 5-10 phút nữa.
Ngủ đủ, ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm.
Uống nước đầy đủ (khoảng hai lít mỗi ngày).
Chanh, bưởi, cam, trà gừng, bánh ngọt sẽ rất tốt. Nước ép nam việt quất cũng rất hữu ích.
Cách phát hiện có thai?
Rất dễ: kinh nguyệt bị trễ. Cùng với đó, bạn có thể bị ra một số dịch bất thường dưới dạng chất nhầy trong suốt hoặc có máu. Nếu chỉ ra một ít máu, đây chỉ là dấu hiệu trứng đã bám vào thành tử cung.
Một trong những dấu hiệu không tốt trong quá trình mang thai là sự xuất huyết ồ ạt. Đó là có thể là dấu hiệu của một vài trục trặc ở buồng trứng, hoặc sự khởi phát của quá trình viêm trong cơ thể phụ nữ mẹ bầu, ví dụ, cảm lạnh. Trong trường hợp đó, cần đến cơ sở y tế ngay để tránh tổn hại đến sức khoẻ của bạn.

Siêu Âm Tuần thứ 2



Xuất huyết nhiều vào tuần thứ hai của thai kỳ có thể là dấu hiệu của tăng sản nội mạc tử cung. Một lý do khác nữa là có thể buồng trứng của bạn có vấn đề. Quá trình viêm nhiễm, ngoài tiết dịch nhầy, có thể kèm theo sau là tăng thân nhiệt, đau bụng, và chảy mủ. Để tránh nguy hiểm, khi phát hiện ra các triệu chứng nói trên, bạn cần đến phòng khám ngay để nhận sự trợ giúp y tế.

Nhức mỏi và các triệu chứng khác

Khi bào thai mới hình thành trong 2 tuần đầu tiên, mẹ bầu có thể sẽ đau nhức, bị chuột rút và co rút vùng bụng dưới. Đôi khi cơn đau vô cùng khó chịu, lúc đó đi thăm khám sẽ là một ý kiến không tồi. Các bác sĩ sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn và cho biết rằng cơn đau là hoàn toàn bình thường và biến mất sau 2 tuần. 

Ở tuần thứ hai của thai kỳ, mẹ bầu có thể chưa phát hiện rằng mình có thai, chỉ hơi thấy nặng vùng bụng dưới. Những dấu hiệu này rất mơ hồ, và chỉ thể hiện rõ ở tuần 5-6, khi phôi thai phát triển tích cực, và bắt đầu tăng trưởng hơn nữa. Một số dấu hiệu khác có thể là nhu cầu tình dục tăng cao hoặc mất ham muốn hoàn toàn.

Sảy thai ở tuần thứ 2 của thai kỳ

Nếu việc thụ tinh không thành công, hiện tượng sảy thai sẽ xảy ra ở tuần thứ hai của thai kỳ. Nói sảy thai 2 tuần tuổi về mặt học thuật là không chính xác, ở đây chúng ta đang nói về việc nỗ lực mang thai không thành công thì đúng hơn. Có nhiều lý do cho việc này, và rất quan trọng để hiểu những yếu tố ảnh hưởng trong từng trường hợp để có những điều chỉnh cần thiết làm tăng khả năng thành công cho những lần tiếp theo.

Triệu chứng và Dấu hiệu Hư thai tại Tuần thứ 2 của Thai kỳ

Để biết việc sảy thai xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cần lắng nghe cơ thể một cách cẩn thận. Nhiều mẹ bầu bị sảy thai kèm theo chảy máu kinh nguyệt với những cục máu đông. Đôi khi, bạn cũng sẽ thấy có các mảng trứng vỡ màu xám ngọc trai.

Máu sau sẩy thai ban đầu thường có màu nâu nhạt, sau đó máu chảy nhiều hơn và thay đổi thành màu đỏ tươi. Xuất huyết khi đang sảy thai có thể ra ít hoặc ồ ạt. Việc ra máu sau khi sảy thai có thể kéo dài 1-2 tuần. Khi xuất huyết kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ ngay sẽ còn hi vọng giữ được con.

Xét nghiệm máu có thể chẩn đoán khả năng sảy thai ở phụ nữ. Mức HCG trong huyết tương vẫn cao thậm chí trong vòng mười ngày sau khi sẩy thai. 

Giảm nhiệt độ cơ thể cơ bản được coi là dấu hiệu thường gặp của sẩy thai vào tuần thứ hai của thai kỳ. 

Việc chấm dứt thai kỳ có thể đi kèm với các cơn đau. Khi sẩy thai, cơn đau thường xuất hiện ở bụng dưới và thắt lưng. Tuy nhiên, chỉ một cơn đau thì không thể xác định chính xác liệu bạn có đang sẩy thai hay không. Thực tế là trong nhiều trường hợp, việc chấm dứt thai kỳ hoàn toàn không gây ra đau đớn.

Quan hệ tình dục tuần thứ 2

Tiếp tục quan hệ vợ chồng sẽ không ảnh hưởng đến quá trình hình thành bào thai. Chỉ cần chú ý không sử dụng thuốc tránh thai, chất bôi trơn, đồ chơi tình dục v.v.. vì có thể gây hại cho thai nhi.
Hoạt động tình dục cũng được coi như là một cách luyện tập thể dục. Tuy nhiên, lúc này mẹ bầu không nên hoạt động quá mạnh. Thường xuyên quan hệ không chỉ giúp cho mẹ bầu cải thiện tâm trạng mà còn có tác dụng với cả ông bố tương lai. 

Sự tiết ra progesterone khi mang thai khiến cho thân nhiệt của mẹ bầu tăng lên 37 độ hoặc hơn. Điều này cho thấy trứng đang được thụ tinh thành công và bào thai đang hình thành trong cơ thể bạn. Nên đo nhiệt độ vào buổi sáng, khi mới thức dậy và đo ở hậu môn. Vậy sẽ giúp xác định chính xác hơn.
Một trong những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hình thành bào thai là cảm cúm, tuy nhiên lúc này bào thai và người mẹ vẫn còn là hai thực thể riêng biệt, việc dùng dùng thuốc chưa ảnh hưởng đến sự hình thành em bé. Nhưng cần giảm lượng thuốc uống và cố gắng tận dụng các cách chữa bệnh dân gian. Ví dụ, uống trà thảo dược.

Đồ uống có cồn
Với sự phổ biến hiện nay của đồ uống có cồn, người ta tin rằng uống rượu có cồn thấp không thể ảnh hưởng đến một phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, tốt nhất là bạn không nên uống rượu để bảo đảm sức khỏe cho bản thân cũng như đứa con của mình. 

Khuyến nghị

Tinh trùng phản ứng rất tiêu cực với những sự thay đổi về độ pH của môi trường. Đó là lý do tại sao việc thụt rửa âm đạo bằng dung dịch vệ sinh quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tinh trùng. Người nam nên tránh quan hệ tình dục vài ngày trước khi quan hệ để tích lũy thêm năng lượng trong tinh dịch của mình.

Sau khi quan hệ có thể kê một chiếc gối dưới hông để gia tăng cơ hội cho tinh trùng có thể bơi vào trong cổ tử cung. Việc tập thể dục sau khi thụ thai, không nên tập thể dục để không ảnh hưởng đến việc mang thai.

Share:

THÔNG TIN

Địa chỉ bán thuốc ELEVIT BÀ BẦU ÚC

THUOCBOBABAU.VN

CÔNG TY TẠI ÚC

GREAT CURRENT AUSTRALIA PTY LIMITED

- Address: 115-117 Orchard Road, Chester Hill, Sydney, Australia

- Tax No. (ABN): 30163343253

- Tel: +61430035121

Thuốc Elevit được phân phối tại hệ thống các cửa hàng:

Hồ Chí Minh:

- 1K Đinh Bộ Lĩnh, P.15, Quận Bình Thạnh (gần ngã 3 Đinh Bộ Lĩnh - Điện Biên Phủ)
Số điện thoại mua hàng: 0905.125.160

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Blogger templates

Vitamin cho bà bầu Nature Made Prenatal Multi + DHA là một giải pháp lý tưởng cho các bà mẹ, phụ nữ đang mang thai, những phụ nữ đang mong muốn mang thai. Nature Made Prenatal Multi + DHA bao gồm các chất dinh dưỡng thiết yếu của vitamin tổng hợp với hàm lượng 200 mg DHA có trong 01 viên uống, không có màu nhân tạo. Có thể bổ sung đầy đủ axit amin, làm giảm nguy cơ sinh con bị khuyết tật về não và cột sống.