Thuốc elevit Úc

Sản phẩm hàng đầu của phụ nữ tại Úc

Thuốc bổ elevit

Cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu để tăng cường sức khỏe và tạo môi trường tốt nhất cho trứng và tinh trùng thụ tinh, tăng khả năng sinh con và nuôi dưỡng tế bào tốt hơn.

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

TẠI SAO ACID FOLIC CẦN BỔ SUNG CẢ GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ MANG THAI + GIAI ĐOẠN MANG THAI?

Acid Folic được ví von như là một siêu anh hùng trong thời kỳ mang thai! Việc bổ sung Acid Folic trước và trong khi mang thai có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của bộ não của em bé và tủy sống. Hàm lượng Acid Folic được khuyên dùng: 400-600 mcg cho người Châu Âu, Mỹ và 600-800 mcg cho người Châu Úc, Châu Á và những quốc gia hạn chế về mặt thức ăn và dinh dưỡng có chứa Acid Folic trong thực đơn hàng ngày.


Acid Folic là gì?

Acid Folic, còn được gọi là folate, là một vitamin nhóm B. Các nguồn thực phẩm tốt nhất của Acid Folic là ngũ cốc. Acid Folic đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào mới và giúp ống thần kinh của bé phát triển thành não và tủy sống.

Ai cần bổ sung Acid folic?

Tất cả mọi người đều cần bổ sung Acid folic, tuy nhiên Acid Folic đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai trước và trong khi có thai vì nó giúp phòng tránh một số dị tật bẩm sinh cho em bé mà phổ biến nhất là:
✔️ Nứt đốt sống / Spina Bifida: Nứt đốt sống là một khuyết tật của ống thần kinh. Đây là tình trạng gai xương bị hở hay cột sống có phần không kín hoàn toàn. Hình thức nghiêm trọng nhất của nứt đốt sống có thể bao gồm cơ suy yếu hoặc liệt ở phần hở, mất cảm giác dưới phần hở và mất khả năng kiểm soát bàng quang và đại tràng.
✔️ Hiện tượng thiếu não bẩm sinh/ Anencephaly: trẻ sơ sinh sanh ra thiếu hoặc không có não bộ.
Nếu bổ sung đầy đủ Acid Folic có thể bảo vệ em bé của bạn khỏi các khuyết tật ống thần kinh ít nhất 70%.
Khi dùng trước và trong khi mang thai, Acid Folic cũng có thể bảo vệ em bé của bạn chống lại:
- Hở môi và vòm miệng
- Sinh non
- Nhẹ cân
- Sẩy thai
- Phát triển kém trong bụng mẹ
- Folic acid cũng đã được đề xuất để giảm thiểu rủi ro của bạn: Biến chứng thai kỳ (Một báo cáo cho thấy những phụ nữ bổ sung Folic Acid trong tam cá nguyệt thứ hai có nguy cơ giảm của tiền sản giật)
- Bệnh tim
- Bệnh Alzheimer: não bị suy thoái
- Acid Folic còn góp phần tạo ra các tế bào máu khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

Khi nào phụ nữ mang thai nên bắt đầu uống Acid Folic?

Dị tật bẩm sinh xảy ra trong vòng 3-4 tuần đầu tiên của thai kỳ. Vì vậy, việc bổ sung Acid Folic trong những giai đoạn đầu khi bộ não của thai nhi và tủy sống đang phát triển là cực kỳ quan trọng.

Nhiều nghiên cứu khoa học khuyến cáo người phụ nữ nên bổ sung Acid Folic ít nhất 3 tháng trước khi có kế hoạch mang thai thì sẽ đảm bảo hơn thời gian cần thiết để chất này hấp thụ và có sẵn trong cơ thể người mẹ.

Bổ sung Acid Folic bằng cách nào?

Acid Folic có thể được bổ sung qua một số loại thực phẩm như;
- Ngũ cốc
- Bánh mì/ Mì sợi
- Cơm gạo trắng
- Súp lơ
- Sữa
- Lòng đỏ trứng
- Quả bơ
- Khoai tây
- Cam

Tuy nhiên rất khó biết được bạn có bổ sung đủ Acid Folic trong bữa ăn hằng ngày hay không vì quá trình chế biến thức ăn rất dễ làm thất thoát các chất dinh dưỡng. Do đó phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị có thai được khuyến nghị bổ sung viên uống Acid Folic tổng hợp hàng ngày. Bạn nhớ kiểm tra trước hàm lượng Acid Folic trên nhãn sản phẩm vitamin để xem có đủ cho nhu cầu của mình không nhé. Thuốc bổ bà bầu Elevit là loại vitamin tổng hợp cho bà bầu chứa hàm lượng Acid Folic chuẩn nhất là 800 mcg.

Hàm lượng Acid Folic được khuyên bổ sung mỗi ngày trong suốt thai kỳ:

- Trong khi bạn đang cố gắng thụ thai: 400 - 800 mcg
- Trong ba tháng đầu của thai kỳ: 600 - 800 mcg
- Từ tuần 12 đến cuối giai đoạn mang thai: 800 mcg
- Trong khi cho con bú: 400 - 800 mcg

Share:

CÁC DẤU HIỆU TRƯỚC KHI SINH 1 TUẦN

Bước vào tuần 37 trở đi, thai nhi có độ trưởng thành, được gọi là thai đủ tháng. Thai đủ tháng được đánh giá dựa trên siêu âm bởi các số đo đường kính trên cơ thể thai nhi phù hợp với thai nhi trưởng thành, đặc điểm của nước ối có nhiều phản âm và nhau có sự trưởng thành độ 3. Độ dài của kênh tử cung ngắn lại (bình thường chiều dài kênh tử cung chưa sinh 35 mm).
2 TƯ THẾ NẰM SAI CÓ KHẢ NĂNG GÂY HẠI CHO THAI NHI

Đó là thời điểm mẹ chuẩn bị cho ngày “vượt cạn”, mẹ bắt đầu lo lắng và băn khoăn. Làm thế nào mẹ có thể biết được dấu hiệu sắp sinh xảy ra như thế nào, bản thân mẹ có nhận biết được hay không? Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần bao gồm những dấu hiệu gì mẹ có thể nhận biết để yên tâm mà không phải lo lắng mất ngủ?

Trên thực tế, khi sắp sinh thường có những dấu hiệu báo trước và có những trường hợp không có dấu hiệu báo trước.

🌻 NHỮNG DẤU HIỆU SẮP SINH BÁO TRƯỚC

✔ Xuất hiện cơn gò tử cung: gọi là cơn gò Braxton Hicks ngày một nhiều hơn, cảm giác của mẹ sờ trên bụng gò cứng, nhưng hoàn toàn không đau. Cơn gò này sẽ giúp cho ngôi thai bình chỉnh tốt hơn. Chính cơn gò này giúp thai nhi trong tử cung của mẹ sẽ lọt xuống tiểu khung, để trình diện eo trên của khung chậu mẹ, để có một ngôi thai thuận đó là ngôi chỏm.

✔ Thấy bề cao tử cung nhỏ lại, không tăng. Cảm giác đầu tiên của mẹ là thấy dễ thở hơn khi nằm, vì lúc trước bụng to, khó thở khi nằm, nên lúc nào cũng ở tư thế đứng hoặc nằm kê đầu thật cao như nửa nằm nửa ngồi. Dấu hiệu này do thai nhi lọt xuống tiểu khung của mẹ, để chuẩn bị cho việc chuyển dạ sinh. Dấu hiệu thai nhi lọt xuống tiểu khung của mẹ khi thường gặp nhất đối với mẹ mang thai lần đầu tiên (con so). Đối với các mẹ mang thai lần thứ 2 (con rạ) trở đi, dấu hiệu này có thể gặp hoặc không gặp do thai nhi lọt xuống tiểu khung chỉ xảy ra khi bước vào chuyển dạ sinh thật sự.

✔ Đau lưng hoặc đau trằn bụng dưới: do nội tiết tố thai kỳ làm cho các khớp ở vùng chậu dãn, các dây chằng mềm hơn để cho các đường kính khung chậu của mẹ rộng hơn, giúp cho thai nhi lọt xuống được dễ dàng. Dấu hiệu này khá rõ khi mẹ di chuyển nhiều thì đau trằn bụng và ngồi lâu thì đau lưng.

✔ Dấu hiệu đi tiểu nhiều lần, đi cầu nhiều hơn ngày thường: Khi thai nhi đã lọt xuống khung chậu, cụ thể ngôi thai lọt xuống tiểu khung của mẹ sẽ kích thích vào bàng quang ở trước và tạo cho mẹ có cảm giác đi tiểu thường xuyên, kích thích vào trực tràng ở phía sau nên tạo cảm giác mẹ đi cầu.

✔ Vùng kín của mẹ sưng nề: Do kích thích của ngôi thai lớn, do thay đổi nội tiết tố thai kỳ, thay đổi thần kinh làm cho các mạch máu nuôi dưỡng vùng tầng sinh môn, âm hộ và âm đạo dãn rộng, máu nuôi dưỡng đến nhiều hơn để cho đường kính ống âm đạo dãn nở tốt giúp cho thai nhi sổ ra dễ dàng khi vào chuyển dạ sinh.

🌻 DẤU HIỆU TRƯỚC KHI SINH KHÔNG BÁO TRƯỚC

✔ Đau bụng từng cơn đều đặn vùng bụng dưới: xuất hiện cơn đau bụng đột ngột, với đặc tính cơn đau bụng từng cơn đều đặn, kéo dài khoàng 15 – 20 giây sau đó nghỉ hết đau khoảng 3 – 5 phút. Cơn đau bụng là do cơn gò tử cung tạo ra. Dấu hiệu này là chính thức bước vào chuyển dạ sinh, cơn đau bụng sau đó xuất hiện trở lại và cứ đều đặn như vậy thời gian về sau cơn đau bụng nhiều hơn và thời gian nghỉ ngắn hơn.

✔ Dấu hiệu ra nhớt hồng âm đạo: Trong thời gian mang thai, cổ tử cung luôn luôn đóng kín và được bịt kín bởi một nút nhầy cổ tử cung. Chính nút nhầy cổ tử cung là cái hàng rào vững chắc ngăn cản không cho mọi tác nhân từ âm đạo xâm nhập vào buồng tử cung. Khi có dấu hiệu sắp sinh, dưới tác dụng của cơn gò tử cung, nút nhầy được thoát ra, hòa lẫn ít máu bởi sự vỡ một số các mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng.

✔ Dấu hiệu ra nước ối: dấu hiệu này hoàn toàn đột ngột thường xảy ra vào ban đêm, khi mẹ đang ngủ, có cảm giác ra nước ướt quần và có mùi tanh nồng của dịch ối. Đây là triệu chứng của ối vỡ sớm, báo hiệu dấu hiệu sắp sinh.

🌻 CÁC DẤU HIỆU TRƯỚC KHI SINH KHÁC CÓ THỂ CÓ HOẶC KHÔNG

✔ Dấu hiệu phù 2 chân: nguyên nhân do phù bởi tử cung khi mang thai lớn, nặng đè vào tĩnh mạch chủ dưới làm cho máu về tim giảm ứ trệ gây ra phù 2 chân hoặc do mẹ đứng lâu cũng gây ra phù. Trên thực tế dấu hiệu phù 2 chân có thể xảy ra cho mẹ trước đó vài tuần, rồi tự xẹp (hết phù) sau đó xuất hiện lại. Một khi xuất hiện lại phù là có dấu hiệu sắp sinh.

✔ Dấu hiệu mất ngủ: cảm giác của mẹ sắp đến ngày sinh tự nhiên ban đêm không ngủ được. Mặc dù đã biết trước ngày dự sinh và đã được bác sĩ tư vấn không nên lo lắng, nhưng một số mẹ vẫn ngủ không được.

🌻 MẸ BẦU NÊN LÀM GÌ KHI NHỮNG DẤU HIỆU SẮP SINH GÂY KHÓ CHỊU?

Mẹ nên yên tâm sinh hoạt, ăn uống và nghỉ ngơi cũng như có giấc ngủ thật thoải mái.

✔ Nghỉ ngơi: nên nghỉ ngơi và không làm việc nhiều ở thời điểm sắp sinh này, vẫn làm việc nhẹ nhàng như ngồi đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn và đi bộ. Không thức khuya quá 22 giờ, tránh căng thẳng, hạn chế ngồi lâu trên máy vi tính hay ngồi lâu trước màn hình ti vi trên 2 tiếng đồng hồ, tránh xem các phim bạo lực, phim tình cảm có tính chất gây buồn phiền.. Thay vào đó nên xem phim ca nhạc, phim hài mang tính chất hưng phấn, vui vẻ.

✔ Tư thế nằm: Khi mẹ nằm nghỉ hay ngủ, nên nằm nghiêng trái, điều này sẽ tránh được tử cung lớn đè vào động mạch chủ, giúp cho máu đến nuôi dưỡng thai nhi được tốt.

✔ Theo dõi cử động thai: Khi mẹ thức thai nhi cũng thức theo mẹ, khi mẹ ngủ thai nhi cũng ngủ theo mẹ. Mẹ cần theo dõi cử động thai máy, mỗi 2 giờ thai nhi sẽ máy và sẽ cử động đạp tay chân làm cho mẹ có cảm giác bé vận động 1 lần. Trung bình một ngày thai nhi sẽ cử động ít nhất là 5 lần. Khi cảm giác của mẹ thấy thai nhi cử động ít hơn hay không cử động, mẹ nên đến ngay bệnh viện có khoa sản để bác sĩ chuyên khoa sản kiểm tra sức khỏe thai nhi nhé.

🌻 CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG CẦN CHO MẸ & BÉ KHI CÓ DẤU HIỆU SẮP SINH

Biết được dấu hiệu sắp sinh, mẹ sẽ có kế hoạch chuẩn bị đồ dùng sinh cho bé và cho mẹ cũng như chuẩn bị kỹ lưỡng các hồ sơ và giấy tờ cần thiết để đi sinh.

✔ Đồ dùng của bé: gồm quần áo, tã lót, khăn bông, khăn giấy, vớ, nón mũ. Bình sữa, sữa hộp dành cho bé sơ sinh.

✔ Đồ dùng của mẹ: quần áo, khăn, vớ chân, bình nước nguội và bình nước sôi. Trên thực tế hiện nay một số các bệnh viện đã chuẩn bị tất cả các đồ dùng của bé và đồ của mẹ rồi, nên khi chọn bệnh viện để sinh thì mẹ cũng cần tìm hiểu. Nếu mẹ đi sinh nơi bệnh viên có khoa sản đã cung cấp đầy đủ đồ dùng của mẹ và bé thì mẹ không cần phải mang đi.

✔ Giấy tờ và hồ sơ theo dõi quá trình thai nghén: Toàn bộ hồ sơ khám thai mẹ cần sắp xếp thứ tự, từ đầu thai kỳ đến cuối thai kỳ, được để trong túi hồ sơ, mẹ phải mang đi. Cần photo giấy chứng minh nhân dân của mẹ, sổ hộ khẩu thường trú có tên mẹ, giấy bảo hiểm y tế, giấy bảo hiểm của các công ty chỉ trả viện phí cho mẹ, mẹ cần mang đi khi sinh.

Nguồn: Bác sĩ CKII. NGUYỄN HỮU THUẬN
Share:

2 TƯ THẾ NẰM SAI CÓ KHẢ NĂNG GÂY HẠI CHO THAI NHI

Các mẹ cố gắng thay đổi cách nằm để tránh gây hại cho thai nhi nhé.

📌 1. MẸ BẦU NẰM NGỬA

Theo công trình nghiên cứu Sydney Stillbirth Study của các nhà khoa học người Australia, thực hiện theo dõi trên 295 thai phụ ở 8 bệnh viện nằm rải rác khắp đất nước này. Thời gian tiến hành theo dõi kéo dài 5 năm và kết quả cho thấy thai nhi bị chết non (sau 24 tuần tuổi) cao gấp 6 lần ở những mẹ bầu có thói quen nằm ngửa để nghỉ ngơi, ngủ trong thai kỳ.

Tiến sĩ Adrienne Gordon, đến từ bệnh viện Royal Prince Alfred ở Sydney, là trưởng nhóm của dự án, cho rằng, nguyên nhân đưa đến hậu quả trên có thể là do tư thế nằm ngửa của mẹ bầu gây nên hạn chế cung cấp máu đến thai nhi, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ khi chiếc bụng bầu ngày càng lớn.

Ngoài nguy cơ gây thai chết non, dưới đây là những nguy cơ khác mà mẹ bầu và thai nhi có thể gặp phải nếu thai phụ thường xuyên nằm ngửa khi ngủ, đặc biệt là vào các tháng cuối:

Giảm lượng oxy cung cấp cho thai nhi: Theo nghiên cứu của các chuyên gia khoa sản, có đến 80 – 90% mẹ bầu có tử cung ngã sang phải. Vì vậy nếu mẹ nằm nghiêng quá nhiều sang phải hoặc nằm ngửa sẽ khiến việc vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến thai nhi khó khăn hơn, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ khi bụng bầu đã quá lớn.

✔ Tê liệt tĩnh mạch chi dưới: Tĩnh mạch trong thời kỳ mang thai thường có trạng thái giãn nở, do đó phụ nữ mang thai rất dễ bị căng hoặc tê liệt tĩnh mạch chi dưới và vùng ngoại âm. Do đó, thai phụ cần phải chú ý nhiều trong vấn đề nằm như thế nào để hợp lý. Nếu như thai phụ nằm ngửa thì sẽ làm tăng cường áp lực của tử cung lên ống dẫn niệu ở vị trí cửa xương chậu và khi đó nguy cơ độ phù nề tăng lên rõ rệt.

✔ Giảm lưu lượng máu: Khi thai phụ nằm ngửa sẽ làm tăng áp lực từ tử cung lên tĩnh mạch khoang dưới, gây cản trở sự lưu thông máu xuống nửa thân dưới và hậu quả là giảm lượng máu đổ về tim, thường giảm một nửa so với tư thế nằm nghiêng. Và việc bị giảm lưu lượng máu xuống tử cung và cuống rốn làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.

✔ Khiến cơ thể phù nề: Trong thời kì mang thai, cơ thể thai phụ tích nước nên phần chân càng dễ xuất hiện tình trạng phù nề, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn tới cao huyết áp dẫn tới hiện tượng phù nề toàn thân. Do đó, nếu đang có hiện tượng phù nề mẹ bầu tuyệt đối không nên nằm ngửa, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng nếu chỉ thỉnh thoảng đổi tư thế để tránh mỏi người nhé!

📌 2/ MẸ BẦU NẰM SẤP


Bác sĩ Nguyễn Phương (Bệnh viện Phụ sản Hà nội) cho hay, ở những tháng đầu thai kỳ, nhiều người có thói quen nằm sấp. Đây là tư thế cần hạn chế bởi nó cũng gây không ít tổn thương cho thai nhi, nhất là khi thai nhi ngày càng lớn. Khi nằm sấp, các tĩnh mạch bị nén lại gây cản trở lượng máu về tim khiến bà bầu khó thở, tụt huyết áp. Khi mẹ bầu bị tụt huyết áp sẽ kéo theo lượng máu đến thai nhi giảm theo rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, tư thế nằm gục xuống bàn của các mẹ dân văn phòng cũng nguy hiểm không kém khiến gây áp lực lên thai nhi trong bụng. Mẹ bầu làm văn phòng nên tìm cho mình một chiếc gối đặt sau ghế để có thể ngả lưng.

️🍀 VẬY CÁCH NẰM NÀO LÀ TỐT NHẤT?


3/4 phụ nữ khi mang thai đều dành hầu hết thời gian nằm nghiêng về phía bên trái, dường như đây là bản năng của người mẹ để tạo sự thuận lợi nhất cho thai nhi. Đây cũng là tư thế tốt nhất mà giới y khoa khuyến khích mọi mẹ bầu nên nằm ngủ.

- Khi nằm nghiêng về bên trái áp lực lên vùng chậu giảm và mẹ bầu cũng thuận tiện khi ngồi dậy hơn.
- Lượng máu đến tử cung và nhau thai tăng khi mẹ nằm nghiêng mình về bên trái.
- Tĩnh mạch chân giãn khi mẹ nằm nghiêng về bên trái và giúp ngăn ngừa bệnh trĩ.

Nguồn: sieuthivitamin.vn 
Share:

THÔNG TIN

Địa chỉ bán thuốc ELEVIT BÀ BẦU ÚC

THUOCBOBABAU.VN

CÔNG TY TẠI ÚC

GREAT CURRENT AUSTRALIA PTY LIMITED

- Address: 115-117 Orchard Road, Chester Hill, Sydney, Australia

- Tax No. (ABN): 30163343253

- Tel: +61430035121

Thuốc Elevit được phân phối tại hệ thống các cửa hàng:

Hồ Chí Minh:

- 1K Đinh Bộ Lĩnh, P.15, Quận Bình Thạnh (gần ngã 3 Đinh Bộ Lĩnh - Điện Biên Phủ)
Số điện thoại mua hàng: 0905.125.160

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Blogger templates

Vitamin cho bà bầu Nature Made Prenatal Multi + DHA là một giải pháp lý tưởng cho các bà mẹ, phụ nữ đang mang thai, những phụ nữ đang mong muốn mang thai. Nature Made Prenatal Multi + DHA bao gồm các chất dinh dưỡng thiết yếu của vitamin tổng hợp với hàm lượng 200 mg DHA có trong 01 viên uống, không có màu nhân tạo. Có thể bổ sung đầy đủ axit amin, làm giảm nguy cơ sinh con bị khuyết tật về não và cột sống.