Thuốc elevit Úc

Sản phẩm hàng đầu của phụ nữ tại Úc

Thuốc bổ elevit

Cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu để tăng cường sức khỏe và tạo môi trường tốt nhất cho trứng và tinh trùng thụ tinh, tăng khả năng sinh con và nuôi dưỡng tế bào tốt hơn.

Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ chậm phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ chậm phát triển. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Mức ăn chuẩn của bà bầu theo từng tháng thai kỳ giúp con thông minh, mẹ khỏe mạnh

Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng theo từng tháng mẹ bầu nên tham khảo để có thai kỳ khỏe mạnh.
Tháng thứ nhất

Tháng thứ nhất trong thai kỳ, cơ thể bà bầu có sự biến đổi mạnh mẽ về nội tiết tố, gây ra cảm giác mệt mỏi và chán ăn. Tuy nhiên đây lại là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với bào thai nên dù không muốn ăn thì mẹ cũng cần đảm bảo ăn uống đủ chất. Trong đó chú trọng bổ sung protein, sắt, axit folic.


Lời khuyên dinh dưỡng cho tháng này:

- Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15 - 20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.

- Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.

- Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và thịt lợn. Uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.

- Uống nước giữa các bữa ăn, không nên uống trong bữa ăn.

- Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!

- Bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.

- Tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…

Tháng thứ 2

Đến tháng thứ 2, bà bầu sẽ cảm thấy sự thay đổi rõ rệt khi mang thai như dừng hẳn chu kỳ kinh nguyệt, thường xuyên đau đầu, cảm giác chóng mặt kèm với buồn nôn, núm vú sậm màu và đau tức... Cũng trong giai đoạn này, các cơn ốm nghén sẽ làm phiền bà bầu nhiều hơn, gây cảm giác vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Vì thế, điều quan trọng nhất là bạn hãy nghỉ ngơi thật nhiều và cố gắng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, cho dù bạn không muốn ăn một chút nào.

ảnh minh họa

Về vấn đề ăn cho cả hai, mẹ nên định rõ lại quan điểm. Không phải ăn gấp đôi, nhưng phải ăn thêm để đảm bảo lượng calorie cần thiết hằng ngày tăng khoảng 300. Vì vậy, thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, bạn nên chăm sóc chất lượng món ăn của mình.

Thực phẩm trong chế độ ăn uống dành cho bà bầu nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường. Axit folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này. Ngoài ra, nhớ uống 2 lý sữa ít béo mỗi ngày, vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.


Tháng thứ 3

Bước vào tháng thứ 3, các cơn ốm nghén vẫn làm phiền bạn liên tục nên việc ăn uống trở nên khá khó khăn. Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2 - 3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Vào cuối tháng thứ 3, bạn nên tăng khoảng 0,4 - 1,7kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg.

Lời khuyên dinh dưỡng cho tháng này:

- Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.

- Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.

- Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.

Tháng thứ 4

Đến tháng thứ 4, các cơn ốm nghén đã giảm hẳn, sức khỏe của bà bầu cũng tốt lên rất nhiều. Đây cũng là lúc bạn nên chú trọng nhiều hơn vào việc ăn uống để thai nhi phát triển khỏe mạnh và hoàn thiện các cơ quan, bộ phận của cơ thể.

Lúc này, bà bầu nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt. Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, bạn nên bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hằng ngày. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn uống sắt khi mang thai nếu cần thiết.

Quan trọng hơn cả, tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn ăn. Ít nhất sau 4 giờ đồng hồ, bà bầu nạp thêm thức ăn lành mạnh vào cơ thể để ngăn ngừa chứng buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi và buồn ngủ.

Xem thêm: Những loại thuốc ảnh hưởng xấu đến bà bầu và thai nhi

Tháng thứ 5

Đến tháng thứ 5, thai nhi có sự phát triển mạnh mẽ về não bộ. Vì thế, trong chế độ dinh dưỡng để con thông minh cần chú ý bổ sung các chất cần thiết giúp kích thích não bộ phát triển tốt nhất. Giai đoạn này bà bầu nên hạn chế ăn quá nhiều thịt và thực phẩm chứ nhiều đường trắng. Bởi quá nhiều thịt và đường sẽ khiến não bộ của thai nhi không linh hoạt và phát triển chậm hơn. Tốt nhất, hãy tích cực bổ sung các thực phẩm giàu DHA như trứng, cá và các loại đậu...

Ngoài ra bà bầu cũng cần hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong lúc nấu ăn, tránh thực phầm nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua, ô-liu và các loại thịt xông khói.
ảnh minh họa



Thai tháng thứ 6

Ở tháng thứ 6 của thai kỳ, bà bầu sẽ cảm thấy đói liên tục vì thai nhi đã lớn hơn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Từ đầu thai kỳ đến cuối tháng thứ 6, bạn nên tăng được 6 - 8kg.

Lời khuyên về dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng này:

- Bổ sung sắt bằng các thực phẩm như rau cải trắng, khoai tây, các loại đậu, thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gia cầm, các loại trứng, hạt vừng, hoa quả...

- Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như lòng trắng trứng, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi. Giai đoạn này nếu lượng canxi không được bổ sung đầy đủ thì con sinh ra dễ bị còi xương, loãng xương, răng lợi yếu hay tật gù lưng bẩm sinh.

- Hạn chế việc ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ và muối, để tránh bị phù chân, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.

- Chắc chắn rằng bản thân vẫn đang uống vitamin theo toa của bác sĩ.

Tháng thứ 7

Tháng thứ 7 là giai đoạn mà nhu cầu sắt của cơ thể bà bầu là rất lớn. Bạn có thể bổ sung dưỡng chấy này bằng cách tích cực ăn thịt nạc, cá, rau quả, trái cây, gan động vật, các loại đậu...

Bên cạnh đó, bà bầu cũng lưu ý bổ sung thêm canxi, phốt pho, i- ốt và kẽm cho cơ thể nhé. Những thực phẩm giàu các chất này mà bà bầu nên ăn là rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…

Ngoài ra, bà bầu cũng tránh ăn quá no để hạn chế chứng ợ nóng. Nên chia bữa ăn thành nhiều lần và tránh xa thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ và thức ăn cay.

ảnh minh họa


Tháng thứ 8

Giai đoạn này bà bầu cũng nên ưu tiên những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như thịt, cá... để bổ sung thêm năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Tránh xa đậu nành, khoai hồng để không bị chướng bụng hay quá lạm dụng các sản phẩm bổ dưỡng như dầu gan cá, vitamin tổng hợp, nhân sâm,....

Những thực phẩm được khuyến khích ăn trong tháng thứ 8 của thai kỳ là: gạo, ngũ cốc, trứng, các loại thịt, cá, gan động vật (mỗi tuần ăn một lần), rau xanh, trái cây.

Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Sự tăng trường và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,… .

Tháng thứ 9

Thời gian này bà bầu sẽ khá bận rộn để chuẩn bị cho việc chào đời của bé con, vì vậy chuyện lơ là ăn uống tất nhiên sẽ diễn ra. Thực tế, 4 tuần cuối, bé con phát triển nhanh nhất với tốc độ chóng mặt. Đó là lý do vì sao bầu vẫn phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng và dinh dưỡng.

Đến gần cuối tháng 9, bạn nên tăng khoảng 11-15 kg tính từ đầu thai kỳ đến giờ. Lời khuyên hữu ích dành cho bầu và tháng cuối như sau:

- Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính. Tránh bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài.

- Tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị cho việc “xuất” sữa cho con bú sau này.

- Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.

- Cố gắng không ăn đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, để tránh tăng cân quá nhiều.

- Nạp thêm nhiều chất béo lành mạnh.

- Ăn thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón.

- Không được quên chất sắt trong thực đơn ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.

- Ăn 2 phần cá béo mỗi tuần để bổ sung thêm omega-3 giúp trí não bé phát triển toàn diện.

- Uống vitamin bổ sung theo toa bác sĩ kê.

- Tránh ăn đồ sống, chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, sảy thai, sinh non.

Nguồn: TH- baomoi
Share:

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Bật mí vitamin tổng hợp cho bà bầu Elevit cực tốt

Khi bắt đầu có thai, nhu cầu về các vitamin cũng như khoáng chất quan trọng trong cơ thể bà bầu tăng lên rất nhiều, đòi hỏi bà bầu phải được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất đó để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu cũng như cung cấp cho sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi trong bụng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ, nhưng có lẽ vitamin tổng hợp cho bà bầu Elevit là loại thuốc bổ dưỡng, nhiều tiện lợi và nhiều tác dụng nhất cho các bà bầu. Các bạn cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Các loại dưỡng chất không thể thiếu cho bà bầu trong thai kì

Những dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai
Những dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai
  • Canxi và phốt pho: đây là những nguyên tố giúp hình thành và phát triển hệ xương, răng, cấu trúc hộp sọ của thai nhi, đồng thời, nếu thiếu những vi chất này mẹ bầu có thể bị đau lưng, nhức mỏi chân tay, chuột rút,...
  • Axit folic: đây là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, nếu bà bầu thiếu axit folic, thai nhi có thể bị thiếu dinh dưỡng cho đại hồng cầu, gây dị tật ống thần kinh. Mỗi ngày, bà bầu sẽ cần khoảng 600 microgam axit folic.
  • Sắt: sắt rất cần thiết cho cả cơ thể mẹ bầu lẫn thai nhi, nếu mẹ bầu thiếu sắt sẽ bị thiếu máu, gây uể oải, mệt mỏi, cơ thể yếu ớt. Nếu bà bầu thiếu sắt, thai nhi không được cung cấp đủ lượng sắt nên dễ bị đẻ non, bị suy thai hoặc tử vong sơ sinh.
  • Vitamin B1: sẽ giúp bà bầu tránh được bị tê phù cơ thể.
  • Iốt: giúp bào thai được phát triển toàn diện, bà bầu thiếu iốt dễ bị sảy thai, chết lưu, sinh non hoặc trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân chậm phát triển do não bị tổn thương.

Ban quan tâm:

Một viên vitamin tổng hợp cho bà bầu Elevit mỗi ngày là đủ

Thành phần thuốc Elevit từ 1 viên thuốc là đủ các chất cần thiết cho bà bầu
Nhu cầu về dưỡng chất thì rất nhiều nhưng bình thường, cơ thể chúng ta khó lòng nào hấp thu đủ từ dinh dưỡng, và thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày được, vì thế, các bà bầu cần phải uống bổ sung thêm các viên uống tổng hợp, các thuốc bổ cho bà bầu.

Để đáp ứng được toàn bộ những yêu cầu về các dưỡng chất trên thì mỗi ngày, bà bầu chỉ cần uống 1 viên vitamin tổng hợp cho bà bầu Elevit là đủ.

Bởi vì Elevit được bào chế từ các loại nguyên liệu cao cấp nhất theo quy trình kỹ thuật được kiểm nghiệm kỹ càng. Chỉ trong 1 viên Elevit đã cung cấp đến: 60mg sắt,800 microgam axit folic, 220 microgam Iodine, 125mg canxi, 1,4mg vitamin B1 cùng các vitamin, khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể bà bầu.

Lời khuyên khi dùng vitamin tổng hợp cho bà bầu Elevit

Nếu bà bầu có thể duy trì được việc uống vitamin tổng hợp Elevit thường xuyên thì sẽ không cần phải bổ sung thêm một loại thuốc bổ nào khác nữa, nếu có thể thì bà bầu uống thêm viên DHA nữa là được. Ngoài ra, các bạn cần chú ý rằng dù Elevit có thể uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng nhà sản xuất khuyến cáo là nên uống viên vitamin tổng hợp cho bà bầu Elevit vào buổi sáng, uống sau bữa ăn để các vitamin và khoáng chất được hấp thu vào cơ thể tốt nhất, tránh tình trạng “say vitamin”.

Cũng đừng quên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học và đa dạng các loại thực phẩm cùng với việc tích cực hoạt động để cơ thể được dẻo dai, khỏe khoắn, có sức bền và chiến đấu với cuộc chiến “vượt cạn” đầy “cam go”, vất vả cũng như khó khăn trong thời gian sắp tới.
Trên đây là các thông tin về vitamin tổng hợp cho bà bầu Elevit, các bà bầu hãy tham khảo và tìm cho mình một hãng cung cấp thuốc bổ Elevit chính hãng để uống bổ sung trong suốt thời gian mang thai cũng như cho con bú. Việc bổ sung đúng cách sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và con yêu của bạn được phát triển một cách toàn diện nhất. Chúc các bạn luôn vui vẻ, khỏe khoắn.
Share:

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Bỏ túi 4 giai đoạn phát triển của thai nhi mẹ phải biết


Với các mẹ mới mang thai lần đầu, việc biết những thông tin cho từng giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng, thứ nhất biết được quá trình phát triển của bé, thứ hai là biết được thời gian nào cần phải đi khám thường xuyên, và cần bổ sung vitamin ... sau đây là 4 giai đoạn phát triển bỏ túi của các mẹ

1.     Giai đoạn thụ thai - 9 tuần
Đây thời gian tinh trùng bắt đầu xâm nhập được vào trứng đến tuần thứ 9, em bé từ 1 phôi nhỏ trong bụng mẹ sẽ bắt đầu lớn dần và phát triển cực nhanh. Đến khoảng tuần thứ 4 của thai kì, mặc dù chỉ nhỏ bằng hạt vừng nhưng hệ tim mạch và tuần hoàn của thai nhi đã bắt đầu hình thành và sang đến tuần thứ 5, tim đã bắt đầu những nhịp đập đầu tiên.
Kết thúc tuần thứ 9, các ngón tay, ngón chân, khớp cũng đã bắt đầu hình thành cà cử động được. Lúc này, các mẹ đã nghe được nhịp tim thai của con mình rồi đấy!.

2.     Giai đoạn từ tuần thứ 10 – 14
Ở giai đoạn này, não bộ vầ các bộ phận quan trọng khác của thai nhi đã bắt đầu được hoàn thiện hơn. Tóc, lông và các móng tay của con đã bắt đầu mọc. Đặc biệt, các ngón tay, ngón chân tác rời ra và cử động khá linh hoạt.
Kết thúc giai đoạn này, bé đã lớn lên trông thấy với chiều dài chừng 8cm và trọng lượng khoảng 40gr, đầu và thân đã cân đối hơn. Điều thú vị là các bé đã có dấu vấn tay rồi đấy! Bên cạnh đó, dây thanh quản, răng đã bắt đầu hình thành, thận cũng phát triển đầy đủ hơn và lớp lông tơ cũng kịp bao phủ quanh người để giữ ấm cho cơ thể bé.

 
3.     Giai đoạn từ tuần thứ 15 – 20
Trong các giai đoạn phát triển của thai nhi, đây là thời kì được đánh giá là mạnh mẽ với nhiều sự thay đổi nhất. Các mẹ có thể cảm nhận được từng cử động của con lần đầu tiên. Đây cũng là giai đoạn bé rất nghịch ngợm và liên tục cử động, di chuyển và hứng lên là… đạp bụng mẹ cái “bụp”.
Thính giác và thị giác của bé cũng được hoàn thiện hơn nên bé có thể nghe và phân biệt được giọng nói của mẹ. Bộ phận sinh dục của bé cũng bắt đầu được phát triển ở thời gian này. Lúc này, xương bắt đầu cứng cáp và lớp mỡ cũng được hình thành. Và đến tuần thứ 20, chiều dài trung bình của bé sẽ đạt đến 16.5 (tính từ đầu đến mông) và cân nặng vào khoảng 265gr, nhịp tim cũng rất rõ ràng.

4.     Giai đoạn từ tuần thứ 28 – 37
Đây là thời kì cuối cùng trong các giai đoạn phát triển của thai nhi. Từ 1kg vào giai đoạn trước cho đến hết tuần 37, bé có thể dài khoảng 48cm. Phổi của bé cuxg gấp rút được hoàn thiện cùng với sự phát triển của hệ thần kinh trung ương. Lớp mỡ dưới da bắt đầu dày thêm, lông tơ rụng dần, da bé sẽ mềm mịn hơn. Hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch, gan, thận cũng sẵn sàng để đi vào hoạt động. Lúc này, không gian của bé sẽ chật hẹp đi do cân nặng tăng lên, vì thế bé cũng sẽ ít hoạt động hơn. Vì thế, bé sẽ làm cho mẹ cảm giác khó chịu, mệt mỏi hơn và đặc biệt phải đi tiểu suốt đêm. Và khoảng từ 2 – 3 tuần sau đó, con sẽ chính thức được chào đón cuộc sống bên ngoài đầy thú vị.

Vậy là các mẹ cũng kết thúc thai kì của mình rồi, chắc mẹ đã trải qua rất nhiều cảm xúc đáng nhớ khi đã theo dõi các giai đoạn phát triển của thai nhi. Đây là lúc các mẹ nghỉ ngời, tĩnh dưỡng và chuẩn bị tinh thần để chào đón bé yêu của mình. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh nhé!


Share:

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

BỔ SUNG CANXI CHO BÀ BẦU NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH



BỔ SUNG CANXI CHO BÀ BẦU ĐÚNG CÁCH
Trong thời gian mang bầu, nhu cầu canxi của người mẹ càng tăng cao.Vì thế, việc bổ sung canxi cho bà bầu đúng cách sẽgiúp thai nhi phát triển một cách  khỏe mạnh. Tuy nhiên không chỉ uống canxi càng nhiều càng tốt mà thai phụ phải biết uống đúng giờ, đúng giấc và chia lần uống một cách hợp lý.



Thiếu canxi: trẻ có thể bị còi xương
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, canxi là thành phần chính cấu tạo của xương và răng của thai nhi. Vì thế, khi mang bầu, cơ thể thai phụ cần d một lượng canxi gấp đôi người bình thường. Và trong quá trình hình thành, thai nhi sẽ lấy calci từ cơ thể người mẹ.
Thiếu canxi: trẻ có thể bị còi xương
Thiếu canxi: trẻ có thể bị còi xương

Nếu cơ thể người mẹ bị thiếu canxi, thai nhi sẽ bị còi xương, kém phát triển, cấu tạo xương bị biến dạng. Sau khi sinh ra trẻ sẽ bị chậm phát triển, không cứng cáp, dễ quấy khóc và giật mình. Nhiều trường hợp bị thiếu calci sẽ khiến trẻ không phát triển chiều cao, chân đi vòng kiền và dễ bị vẹo cột sống.

Nhu cầu canxi dành cho thai nhi ngày càng cao và cao nhất là giai đoạn 2 tháng cuối của thai lỳ.Vì thế, việc bổ sung canxi cho bà bầu ở thời kì này là điều rất quan trọng. Khi calci cung cấp cho thai bị thiếu, thai sẽ lây calci từ xương và răng của người mẹ khiến cho bà bầu dễ bị mẻ răng, răng lung lay hay chân thường xuyên bị rút. Nhiều trường hợp nặng còn gây ra sự co giật do hạ canxi máu ở ở thai phụ. Tình trạng thiếu hụt canxi khi mang bầu cũng khiến cho người mẹ dễ mệt mỏi, thoái hóa xương sớm, lõm xương, mọc gai xương hay gây mất xương. Tuy nhiên, nếu thừa calci cũng không tốt đối với cơ thể. Việc dư thừa canxi sẽ khiến thai phụ dễ bị táo bón, sỏi thân, hay nhau thai bị canxi hóa dẫn tới quá trình giảm trao đổi chất giữa mẹ và con nên thai nhi sẽ kém phát triển. Ngoài ra, việc dùng canxi không đúng cách cũng không phát huy được tác dụng của nó.




BỔ SUNG CANXI CHO BÀ BẦU NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH
Thông thường, nhu cầu canxi cho bà bầu là từ 1200 – 1500 mg/ngày. Vì thế, để có được canxi tốt, các bác sĩ thường khuyên thai phụ nên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu canxi như rau cải trắng, vừng, đậu, sữa bò và uống bổ sung thêm canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ống uống là dạng thuốc có mùi vị thơm ngon nên rất dễ uống và dễ hấp thụ. Nên chọn thuốc bổ sung canxi cho bà bầu từ các nhãn hang uy tín.
Khi bổ sung canxi bằng viên uống, tốt nhất thai phụ nên uống sau bữa ăn sáng hoặc bữa trưa 1 tiếng đồng hồ. Đặc biệt, nên tráng uống canxi vào buổi tối và không uống trước giờ đi ngủ vì có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Cách bổ sung canxi cho bà bầu đúng cách
Cách bổ sung canxi cho bà bầu đúng cách


Nếu phải uống viên bổ sung ở liều lượng cao, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày. Bởi mỗi lần uống, cơ thể bà bầu chỉ có thể hấp thụ khoảng 500mg canxi một lúc. Để cơ thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả, bạn nên tắm nắng đúng cách. Không nên bổ sung cùng lúc với các loại thực phẩm có chứa oxalate như các loại trà, dâu tây, nước ép hoa quả, chocolate,.. vì thực phẩm chứa oxalate khi kết hợp với canxi có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi.

Mang bầu, sinh con, nuôi con và cho con bú là nguyên nhân hàng đầu khiến các phụ nữ dễ mặc bệnh loãng xương nhiều hơn so với nam giới. Do đó, việc bổ sung canxi cho bà bầu là điều quan trọng giúp bảo vệ thai nhi và phòng chống loãng xương hiệu quả cho các mẹ.




Share:

THÔNG TIN

Địa chỉ bán thuốc ELEVIT BÀ BẦU ÚC

THUOCBOBABAU.VN

CÔNG TY TẠI ÚC

GREAT CURRENT AUSTRALIA PTY LIMITED

- Address: 115-117 Orchard Road, Chester Hill, Sydney, Australia

- Tax No. (ABN): 30163343253

- Tel: +61430035121

Thuốc Elevit được phân phối tại hệ thống các cửa hàng:

Hồ Chí Minh:

- 1K Đinh Bộ Lĩnh, P.15, Quận Bình Thạnh (gần ngã 3 Đinh Bộ Lĩnh - Điện Biên Phủ)
Số điện thoại mua hàng: 0905.125.160

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.

Người đóng góp cho blog

Blogger templates

Vitamin cho bà bầu Nature Made Prenatal Multi + DHA là một giải pháp lý tưởng cho các bà mẹ, phụ nữ đang mang thai, những phụ nữ đang mong muốn mang thai. Nature Made Prenatal Multi + DHA bao gồm các chất dinh dưỡng thiết yếu của vitamin tổng hợp với hàm lượng 200 mg DHA có trong 01 viên uống, không có màu nhân tạo. Có thể bổ sung đầy đủ axit amin, làm giảm nguy cơ sinh con bị khuyết tật về não và cột sống.